Sự Ra Đời Của Công Nghệ

Sự Ra Đời Của Công Nghệ

Một số dấu mốc quan trọng của ngành công nghệ ô tô thế giới

Một số dấu mốc quan trọng của ngành công nghệ ô tô thế giới

Sự phát triển của công nghệ thông tin tại hiện nay Việt Nam ra sao?

Tại Việt Nam, công nghệ thông tin là ngành có sự phát triển vô cùng nhanh chóng. Năm 2000, lĩnh vực này chỉ chiếm 0,5% GDP của cả nước. Nhưng đến năm 2022, kim ngạch xuất khẩu linh kiện điện tử và phần cứng của ngành này đạt 136 tỷ USD, xuất siêu 26 tỷ USD so với năm 2021.

Về trình độ năng lực làm việc, Việt Nam đứng top 10 trong xếp hạng thế giới khảo sát lập trình viên tốt nhất và top 2 trong xếp hạng thế giới về khảo sát Freelancer tốt nhất, theo báo cáo thị trường IT Việt Nam năm 2023. Mức thu nhập dành cho lập trình viên rơi vào khoảng từ 600 – 1000 USD/ tháng với bậc Junior và từ 1500 đến 1600 USD/ tháng với bậc Senior.

Từ những con số này, bạn có thể thấy sự phát triển của công nghệ thông tin tại Việt Nam đang diễn ra rất tích cực. Tuy nhiên, lĩnh vực này đang gặp phải một vấn đề là thiếu nguồn lực để vận hành. Trong giai đoạn 2024 – 2025, nước ta được dự đoán sẽ thiếu khoảng 170 đến 200 nghìn nhân sự công nghệ thông tin mỗi năm.

Học ngành gì để làm việc trong lĩnh vực công nghệ?

Dựa vào thực trạng về sự phát triển của công nghệ thông tin của nước ta đề cập phía trên, có thể thấy học và theo đuổi lĩnh vực này sẽ là một sự lựa chọn sáng suốt cho nhiều người trẻ trong tương lai. Vậy bạn cần học ngành gì để có cơ hội làm việc trong lĩnh vực công nghệ? Câu trả lời là các ngành công nghệ thông tin, khoa học máy tính, an toàn thông tin, kỹ thuật điện tử viễn thông.

Thật may mắn rằng, tất cả các lĩnh vực kể trên đều là kiến thức đào tạo trong chương trình đại học từ xa trình độ đại học của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông. Bạn chỉ việc đăng ký theo học và sẽ được hướng dẫn đầy đủ kiến thức và kỹ năng chuyên môn để ra tìm việc làm. Yêu cầu duy nhất cho quá trình xét tuyển đầu vào là người học cần tốt nghiệp Trung học phổ thông trở lên.

Hình thức giảng dạy sẽ sử dụng phương pháp đào tạo E-learning, tức là người học không cần phải đến trường để học. Mà thay vào đó, bạn sẽ ở nhà, dùng máy tính thông minh để truy cập vào hệ thống Elearning để học. Đây là hình thức đào tạo tiện lợi dành cho những người đang đi làm, có ít thời gian rảnh để đi lại hoặc thích không gian học tập yên tĩnh.

Các học phần đào tạo có nội dung kiến thức do các giảng viên biên soạn, nên bạn chỉ việc học theo lộ trình được đưa ra. Sau khi hoàn thành đủ tín chỉ, bạn sẽ được cấp bằng tốt nghiệp kỹ sư. Với tấm bằng này, bạn có thể dễ dàng tìm kiếm việc làm trong lĩnh vực công nghệ thông tin ở Việt Nam hiện nay.

Trên đây là những chia sẻ về sự phát triển của công nghệ thông tin trên thế giới và tại Việt Nam hiện tại. Hy vọng rằng bài viết đã chia sẻ những thông tin hữu ích tới bạn đọc.

Nguồn: Ehou.vn; Vjst.vn; Tuoitre.vn; Vnexpress.net

*Việc dự báo thời tiết trên thế giới ra đời như thế nào? Ở Việt Nam, cơ quan chuyên ngành về khí tượng được thành lập từ bao giờ? (Hoàng Văn Thành, Sơn Trà, Đà Nẵng).

- Mạng lưới trạm Khí tượng đầu tiên trên thế giới hoạt động từ năm 1780 đến năm 1792, bao gồm 36 trạm ở châu Âu, một trạm ở Greenland và 2 trạm ở Bắc Mỹ. Từ số liệu của mạng này, vào khoảng thế kỷ XIX, Brandes, nhà thiên văn, nhà toán học và kỹ sư người Đức đã lập những bản đồ thời tiết châu Âu. Ở Pháp, bản đồ thời tiết đầu tiên được vẽ năm 1855. Sau đó, mạng lưới thu thập điện báo được mở rộng, thu thập cả số liệu từ các trạm bên ngoài nước Pháp.

Tại nước Anh, lịch sử của dự báo thời tiết gắn liền với tên tuổi và số phận đầy bi kịch của nhà khí tượng học tài ba, đồng thời là nhà hải dương, Đô đốc Hải quân Hoàng gia Anh Fitzroy. Fitzroy tham gia hải quân, từng được cử làm chỉ huy chiếc tàu buồm Beagle chu du trong gần 5 năm qua Nam Mỹ, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, châu Phi và châu Đại Dương trước khi trở về nước Anh năm 1836. Qua chuyến đi, Fitzroy tích lũy được nhiều hiểu biết và kinh nghiệm hơn về thời tiết.

Năm 1854, Fitzroy được cử đứng đầu cơ quan Khí tượng nước Anh mới thành lập lúc đó. Tháng 2-1861, ông bắt đầu đưa ra những dự báo bão, tố hằng ngày trên cơ sở các bản đồ thời tiết bao phủ toàn bộ các đảo thuộc nước Anh và bờ biển phía Bắc nước Pháp. Chính ông gọi những bản đồ này là bản đồ Synôp và tên gọi này được sử dụng đến ngày nay.

Fitzroy đăng bản tin dự báo thời tiết trên nhiều tờ báo, trong đó có tờ Times nổi tiếng. Lúc đầu chúng được tiếp nhận khá nhã nhặn, nhưng sau, do có những dự báo không chính xác, ông bị nhiều người châm chọc và đả kích, trong đó có cả thành viên có uy tín của Hội khoa học Hoàng gia Anh. Sự thóa mạ, đả kích cay nghiệt, thậm chí độc ác ngày càng tăng đã làm cho Fitzroy suy sụp tinh thần đến nỗi phải tự sát vào ngày 30-4-1865. Sau cái chết của ông, một ủy ban được thành lập để đánh giá lại hoạt động của cơ quan khí tượng và thừa nhận Fitzroy đã có nhiều cống hiến cho ngành khoa học non trẻ này.

Tại Hoa Kỳ, điện báo được sử dụng để truyền tin thời tiết từ năm 1857. Năm 1870, Tổng thống Ulysses S. Grant đã ký sắc lệnh thành lập Cục Thời tiết quốc gia và giao cho Cục Thông tin quân đội thực hiện dự báo bão cho vùng ven biển và hồ lớn; từ năm 1871 đã thực hiện dự báo 3 lần mỗi ngày.

Ở Hà Lan, Beis-Ballot, người tìm ra quy tắc xác định hướng gió theo khí áp, cũng đã tổ chức dự báo thời tiết vào năm 1860…

Tuy các nước đã lập nhiều cơ quan khí tượng và dự báo thời tiết nhưng trong nhiều năm “nghề” này bị coi như một loại nghệ thuật mang tính tưởng tượng và võ đoán, dựa vào kinh nghiệm và trực giác của dự báo viên hơn là một khoa học.

Một bước ngoặt có được vào đầu thế kỷ XX, khi các nhà khí tượng Bắc Âu đứng đầu là W. BjerKnes và T. Bergeron đưa ra học thuyết về các khối không khí và Front. Theo đó, Front là vùng giáp ranh giữa các khối không khí có nguồn gốc khác nhau với những nhiễu động được gọi là sóng. Các sóng này phát triển và hình thành nên các xoáy thuận gây ra thời tiết xấu. Học thuyết này thường được gọi là Trường phái Front và đến nay vẫn là một nội dung không thể thiếu trong các giáo trình giảng dạy về dự báo thời tiết.

Ngày nay cơ quan khí tượng các nước đều có thể truy cập được số liệu của bất kỳ trạm khí tượng nào trong mạng lưới quan trắc toàn cầu của Tổ chức Khí tượng Thế giới (World Meteorological Organization - WMO).

Việt Nam thành lập Trạm Khí tượng đầu tiên tại Tòa Công sứ Nam Định vào ngày 18-4-1891. Ngày 16-9-1902 Toàn quyền Đông dương ra Nghị định thành lập Đài Quan sát Từ trường và Khí tượng Trung ương Đông dương đặt tại Phủ Liễn, Hải Phòng (nay thuộc Đài Khí tượng Thủy Văn khu vực Đông Bắc đóng tại Kiến An, Hải Phòng).

Cùng với việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống trở thành yêu cầu cấp thiết, cần được thực hiện thường xuyên, liên tục và hiệu quả với nhiều hình thức, biện pháp phù hợp. Ngày Pháp luật Việt Nam là một trong những hình thức, biện pháp triển khai cụ thể nhằm đáp ứng yêu cầu đó.

Ngày Pháp luật Việt Nam bắt nguồn từ sáng kiến của địa phương. Xuất phát từ nhu cầu đa dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật, một số địa phương như Hà Tây (trước đây), Tiền Giang và Long An đã tổ chức triển khai mô hình này với tính chất là một ngày sinh hoạt pháp luật tập trung để cán bộ, công chức, viên chức, Nhân dân nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật. Từ mô hình này, năm 2010, Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật của Chính phủ (nay là Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật Trung ương) đã hướng dẫn việc nhân rộng trên phạm vi toàn quốc và được đánh giá là một cách làm mới, tích cực, góp phần đa dạng hóa các hình thức phổ biến giáo dục pháp luật hiện có.

Ngày 20/6/2012, tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Phổ biến giáo dục pháp luật. Xuất phát từ vai trò của pháp luật, ý nghĩa của Hiến pháp năm 1946 - Bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa với những giá trị về tư tưởng pháp quyền, quyền lực thuộc về Nhân dân, bảo đảm quyền con người, quyền công dân và thực tiễn triển khai mô hình “Ngày Pháp luật”; kết hợp với tham khảo kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới, Luật phổ biến giáo dục pháp luật đã quy định ngày 09 tháng 11 hàng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 8) - Ngày Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà thông qua Hiến pháp năm 1946. Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội.

Cụ thể hóa nội dung này, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 28/2013/NĐ-CP ngày 04/4/2013 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật (Nghị định số 28/2013/NĐ-CP), trong đó quy định cụ thể nội dung, hình thức và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong tổ chức triển khai thực hiện Ngày Pháp luật Việt Nam. Ngày Pháp luật Việt Nam được tổ chức hàng năm nhằm nêu cao tinh thần tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, đề cao giá trị của Hiến pháp, pháp luật trong Nhà nước pháp quyền, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội. Với ý nghĩa đó, để hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam, các cơ quan, đơn vị, địa phương tập trung hoàn thành tốt các nhiệm vụ liên quan đến công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật gắn với tổ chức thi hành pháp luật, đồng thời mọi tổ chức, cá nhân nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật, góp phần đưa các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống.

Ngày pháp luật góp phần xây dựng niềm tin, tình cảm, thái độ ứng xử phù hợp với pháp luật,tạo nên sự bền vững của ý thức pháp luật, tạo lập kỷ cương, phép nước góp phần nâng cao hiệu quả xây dựng, phổ biến giáo dục pháp luật và thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Pháp luật của nước ta đảm bảo nguyên tắc công bằng, minh bạch; ghi nhận, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp cho mỗi cá nhân và hài hòa lợi ích trong xã hội. Qua việc tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam xây dựng niềm tin, tình cảm, thái độ, hành vi ứng xử phù hợp với quy định của pháp luật, nâng cao ý thức bảo vệ pháp luật của toàn dân. Ngày Pháp luật Việt Nam được tổ chức nhằm đề cao giá trị con người, xây dựng nhân cách, ý thức làm chủ, tôn trọng kỷ cương, tự do trong khuôn khổ pháp luật; coi trọng các giá trị đạo đức tốt đẹp; ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, lòng yêu nước, xây dựng nếp sống văn hoá. Đây chính là yếu tố tạo nên sự bền vững của ý thức pháp luật, kỷ cương, phép nước. Bên cạnh đó, Nhà nước pháp quyền đòi hỏi một hệ thống pháp luật hoàn thiện. Việc tổ chức Ngày Pháp luật Việt Nam là một trong những điều kiện quan trọng thúc đẩy tiến trình xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Pháp luật chỉ có thể điều chỉnh tốt nhất hành vi khi được chấp hành một cách tự nguyện, thực sự trở thành nhu cầu tự thân, có ý thức của mỗi người. Ngày Pháp luật Việt Nam được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức, ý thức pháp luật, tự giác chấp hành Hiến pháp, phápluật, tích cực tham gia bảo vệ pháp luật; động viên toàn xã hội thi hành pháp luật nghiêm minh.

Tổ chức ngày pháp luật Việt Nam nhằm hướng tới xây dựng văn hóa pháp lý trong toàn xã hội. Văn hóa pháp lý được thể hiện hàng ngày ở tất cả các lĩnh vực hoạt động của Nhà nước, cá nhân và xã hội. Để hình thành văn hóa pháp lý cần phải xây dựng lối sống theo pháp luật. Ngày Pháp luật Việt Nam góp phần xây dựng lối sống theo pháp luật, tạo lập thói quen tự giác thực hiện, ứng xử theo pháp luật và nâng cao nhận thức pháp luật của mỗi người.

Năm 2022 là năm thứ 10 hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam. Ngày Pháp luật Việt Nam năm nay được tổ chức nhằm tiếp tục lan tỏa tinh thần thượng tôn Hiến pháp và pháp luật trong xã hội, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Bộ, ngành, địa phương; thiết thực chào mừng các sự kiện lớn của đất nước, gắn liền với việc triển khai thực hiện Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cap ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, Nhân dân và Quyết định số 1521/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai Kết luận số 80-KL/TW. Việc tổ chức Ngày Pháp luật Việt Nam năm nay là đợt sinh hoạt chính trị - pháp lý sâu rộng, làm cơ sở để triển khai thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả, thiết thực nhiệm vụ chính trị, chuyên môn của Bộ, ngành, địa phương, đóng góp thiết thực vào thành quả chung của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Triệu Quang Xuyên - VHTT(Tổng hợp và biên soạn)