Save on PinterestShare on FacebookShare on TwitterLike this design
Save on PinterestShare on FacebookShare on TwitterLike this design
Vào ngày 25 tháng 10 năm 2023, "Thông báo của Văn phòng Tổng hợp của Hội đồng Nhà nước vào năm 2024" về việc "một số sắp xếp ngày nghỉ lễ năm 2024", Ngày Quốc tế lao động 01/05 "劳动节" - / Láodòng jié / người lao động tại Trung Quốc sẽ được nghỉ 5 ngày bắt đầu từ thứ 4 ngày 01/05/2024 đến hết chủ nhật ngày 05/05/2024 (làm việc ngày chủ nhật 28/04/2024 và thứ 7 ngày 11/05/2024
Cập nhật lúc 19:31, Thứ hai, 29/04/2024 (GMT+7)
Ngày Quốc tế Lao động 01/5 là một thời điểm mang ý nghĩa lịch sử trọng đại ở Việt Nam và trên thế giới. Đây là ngày lễ kỷ niệm và ngày hành động của phong trào công nhân quốc tế và của người lao động.
Nguồn gốc Ngày Quốc tế Lao động 1/5 và Ngày Quốc tế Lao động 1/5 đầu tiên ở Việt Nam
Ngày 1/5 bắt nguồn từ thành phố công nghiệp lớn Chicago, Mỹ. Năm 1886, tại thành phố công nghiệp lớn Chicago, Đại hội Liên đoàn Lao động Mỹ thông qua Nghị quyết nêu rõ: “...Từ ngày 1/5/1886, ngày lao động của tất cả các công nhân sẽ là 8 giờ”. Đầu tiên là cuộc bãi công tại thành phố Chicago. Khoảng 40 nghìn người không đến nhà máy. Họ tổ chức mit-tinh, biểu tình trên thành phố với biểu ngữ: “Từ hôm nay không người thợ nào làm việc quá 8 giờ một ngày! Phải thực hiện 8 giờ làm việc, 8 giờ nghỉ ngơi, 8 giờ vui chơi!”. Cuộc đấu tranh lôi cuốn ngày càng đông người tham gia.
Ngày Quốc tế Lao động đầu tiên được tổ chức vào năm 1930. Ngày 1/5/1930 - lần đầu tiên trong lịch sử phong trào công nhân ở Đông Dương, giai cấp công nhân nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã biểu tình ngoài đường phố để biểu dương tình đoàn kết cách mạng với công nhân quốc tế, đồng thời đấu tranh trực diện với bọn đế quốc thực dân Pháp, đòi Pháp phải cải thiện điều kiện làm việc, phải tăng lương và thực hiện luật lao động ngày làm việc 8 giờ.
Ngày 1/5/1946, lần đầu tiên trong lịch sử nước ta, Ngày Quốc tế Lao động được tổ chức kỷ niệm mit-tinh trọng thể tại Thủ đô Hà Nội với sự tham dự của 20 vạn nhân dân lao động. Ngày 18/2/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 22c NV/CC, trong đó công bố: Ngày 1/5 là một trong những ngày lễ chính thức và công nhân lao động cả nước sẽ được nghỉ 1 ngày hưởng nguyên lương, nội dung này hiện nay được quy định trong Bộ luật Lao động.
Kỷ niệm 138 năm ngày Quốc tế Lao động 01/5/2024 cùng với kỷ niệm Chiến thắng 30/4 Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, người lao động cả nước nói chung, người lao động Học viện Nông nghiệp Việt Nam được nghỉ 5 ngày liên tục từ thứ Bảy ngày 27/4/2024 đến hết thứ Tư ngày 01/5/2024. Những ngày này người lao động cả nước thực hiện các hoạt động bổ ích, lý thú để sau đó cùng hân hoan quay trở lại hoạt động lao động thường nhật với hiệu quả lao động cao nhất.
Ngày Quốc tế Lao động (1/5) là ngày lễ được công nhận bởi 80 quốc gia. Hàng năm, người lao động trên thế giới cùng kỷ niệm ngày lễ này. Vậy cách nói ngày 1/5 trong tiếng Anh là gì? Cùng tìm câu trả lời qua bài viết này nhé!
Hôm nay, ngày 1/5 là ngày lễ kỷ niệm và ngày hành động của phong trào công nhân quốc tế và của người lao động. Từ thập niên 30 của thế kỷ XX, Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam qua những tác phẩm của mình, giúp công nhân lao động Việt Nam hiểu rõ phong trào cộng sản, công nhân, công đoàn thế giới, nhất là về Cách mạng Tháng mười Nga và ngày Quốc tế Lao động 1/5, biểu hiện sự đoàn kết với vô sản, cần lao quốc tế.
Đã xem: 7266
Những cách gọi ngày Quốc tế lao động trong tiếng Trung:
- 国际劳动节 --- / Guójì láodòng jié / : Ngày Quốc tế lao động
- 五一国际劳动节 --- / Wǔyī guójì láodòng jié / : Ngày Quốc tế lao động 1 tháng 5
- 劳动节 --- / Láodòng jié / : Ngày lao động
- 国际示威游行日 --- / Guójì shìwēi yóuxíng rì / : Ngày biểu tình Quốc tế
Một số từ vựng tiếng Trung cơ bản về ngày Quốc tế lao động thường gặp phải:
- 劳动节 --- / láodòng jié / : quốc tế lao động
- 公益劳动 --- / gōngyì láodòng / : lao động công ích
- 劳动法 --- / láodòng fǎ / : luật lao động
- 劳动争议 --- / láodòng zhèngyì / : đấu tranh lao động
- 劳动力 --- / láodòng lì / : lực lượng lao động
- 劳动成果 --- / láodòng chéngguǒ / : thành quả lao động
- 体力劳动 tǐlì --- / láodòng /: lao động chân tay
- 脑力劳动 --- / nǎolì láodòng / : lao động trí não
- 劳动能力 --- / láodòng nénglì / : năng lực làm việc
- 兢兢业业 --- / jìngjìng yèyè / : cần cù lao động
- 认真负责 --- / rènzhēn fùzé / : có tinh thần trách nhiệm
- 小心谨慎 --- / xiǎoxīn jǐnshèn / : tỉ mỉ, kỹ lưỡng
- Các ngày lễ Việt Nam bằng tiếng Trung
Summit chúc các bạn có thêm nhiều kiến thức tiếng Anh mới về chủ đề Ngày lễ và đặc biệt là Ngày Quốc tế lao động 1/5 nhé!
Tham khảo khóa học IELTS Academic của Summit 15 năm kinh nghiệm, 3 HV 9.0/9.0 tại đây!
Đăng ký kiểm tra trình độ và tư vấn miễn phí các khóa học tại Summit, điền thông tin tại
Từ nửa cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản bước sang giai đoạn độc quyền, sản xuất công nghiệp tăng nhanh; ở một số nước như: Anh, Pháp, Đức, Mỹ... phát triển mạnh mẽ. Cùng với những bước tiến của nền kinh tế tư bản, giai cấp tư sản tăng cường bóc lột và bần cùng hóa công nhân lao động; mâu thuẫn giai cấp ngày càng sâu sắc, dẫn đến nhiều cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản diễn ra với quy mô ngày càng lớn.
Trong cuộc đấu tranh đó, vấn đề thời gian lao động có ý nghĩa quan trọng. Ngay sau khi thành lập Quốc tế I năm 1864, C.Mác coi việc rút ngắn thời gian lao động là một nhiệm vụ đấu tranh của giai cấp vô sản. Tại Đại hội lần thứ nhất của Quốc tế I họp tại Gieneve (Thụy Sĩ) tháng 9/1866, vấn đề đấu tranh đòi ngày làm việc 8 giờ được coi là nhiệm vụ quan trọng. Khẩu hiệu “Ngày làm 8 giờ” sớm xuất hiện ở một số nơi của nước Anh - nước có nền công nghiệp phát triển sớm nhất thế giới. Yêu sách này dần lan sang các nước khác.
Do sự kiện giới công nhân viên chức Anh di cư sang Mỹ, phong trào đòi làm việc 8 giờ phát triển mạnh ở nước Mỹ từ năm 1827, đi đôi với nó là sự nảy nở và phát triển phong trào Công đoàn. Năm 1868, giới cầm quyền Mỹ buộc phải thông qua đạo luật ấn định ngày làm 8 giờ trong các cơ quan, xí nghiệp thuộc Chính phủ. Nhưng các xí nghiệp tư nhân vẫn giữ ngày làm việc từ 11 đến 12 giờ.
Năm 1884, tại thành phố công nghiệp lớn Chicago, Đại hội Liên đoàn Lao động Mỹ thông qua nghị quyết nêu rõ: "...Từ ngày 1/5/1886, ngày lao động của tất cả các công nhân sẽ là 8 giờ". Sở dĩ ngày 1/5 được chọn bởi đây là ngày bắt đầu một năm kế toán tại hầu hết các nhà máy, xí nghiệp ở Mỹ. Vào ngày này, hợp đồng mới giữa thợ và chủ sẽ được ký. Giới chủ tư bản có thể biết trước quyết định của công nhân mà không kiếm cớ chối từ.
Ngày 1/5/1886, do yêu cầu của công nhân không được đáp ứng một cách đầy đủ, giới công nhân trên toàn nước Mỹ đã tham gia bãi công nhằm gây áp lực buộc giới chủ thực hiện yêu sách của mình. Đầu tiên là cuộc bãi công tại thành phố Chicago. Khoảng 40 nghìn người không đến nhà máy. Họ tổ chức mit-tinh, biểu tình trên thành phố với biểu ngữ “Từ hôm nay không người thợ nào làm việc quá 8 giờ một ngày! Phải thực hiện 8 giờ làm việc, 8 giờ nghỉ ngơi, 8 giờ vui chơi!” Cuộc đấu tranh lôi cuốn ngày càng đông người tham gia. Cũng ngày hôm đó, tại các trung tâm công nghiệp khác trên nước Mỹ đã nổ ra 5.000 cuộc bãi công với 340 nghìn công nhân tham gia. Ở Washington, New York, Baltimore, Boston... hơn 125.000 công nhân giành được quyền ngày chỉ làm 8 giờ.
Ngày 3/5/1886, hơn 6 ngàn công nhân tổ chức bãi công mít tinh, biểu tình nhưng những người bãi công phản đối, bị cảnh sát đàn áp, 9 công nhân bị giết, 50 công nhân bị thương nặng, gây chấn động thành phố.
Ngày 4/5/1886, một cuộc mít tinh khổng lồ diễn ra ở Quảng trường Hay-mác-két để phản kháng hành động của cảnh sát. Lấy cớ đó chính quyền mở cuộc khủng bố lớn, hơn 200 người chết và bị thương, nhà tù chật ních những người tham gia đấu tranh.
Những cuộc biểu tình tại Chi-ca-gô diễn ra ngày càng quyết liệt. Giới chủ đuổi những công nhân bãi công, thuê người làm ở các thành phố bên cạnh, thuê bọn khiêu khích và cảnh sát đàn áp, phá hoại cuộc đấu tranh của công nhân. Các xung đột xảy ra dữ dội khiến hàng trăm công nhân chết và bị thương, nhiều thủ lĩnh công đoàn bị bắt...
Vụ tàn sát đẫm máu sau ngày 1/5/1886, gây nên chấn động lớn trong giai cấp công nhân thế giới. Ở Mỹ nhiều cuộc biểu tình lớn nổ ra tại các thành phố lên tiếng ủng hộ yêu sách của công nhân Chi-ca-gô. Công nhân Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Hà Lan… tổ chức nhiều cuộc mít tinh bày tỏ sự đồng tình với công nhân Mỹ.
Để ghi nhận những thành quả của phong trào công nhân các nước, ngay trong Đại hội thành lập Quốc tế thứ II, được triệu tập ngày 14/7/1889, các đại biểu của giai cấp công nhân đã thông qua Nghị quyết lấy ngày 1/5 làm ngày đoàn kết đấu tranh của công nhân lao động trên toàn thế giới. Từ đó, ngày 1/5 trở thành ngày Quốc tế Lao động.
Thực hiện Nghị quyết của Quốc tế thứ II, ngày 1/5/1890 lần đầu tiên, Ngày Quốc tế Lao động được kỷ niệm với quy mô thế giới. Công nhân ở các nước Mỹ, Canada, Pháp, Đức, Áo, Đan Mạch, Bỉ, Thụy Điển, Hà Lan, Ý và nhiều nước khác tiến hành bãi công, mít tinh, xuống đường biểu tình mang theo biểu ngữ “Ngày làm 8 giờ”, “Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại”.
Ngày Quốc tế Lao động (1/5) đã trở thành ngày Lễ tại nhiều quốc gia trên thế giới, dành để tôn vinh lao động và gây dựng đoàn kết lao động trên thế giới; là ngày hội của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên toàn thế giới, ngày đoàn kết giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp bức trên thế giới trong cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Năm 1920, được sự phê chuẩn của Lê Nin, Liên Xô (cũ) là nước đầu tiên cho phép người dân được nghỉ làm vào ngày Quốc tế Lao động 1/5. Sáng kiến này dần dần được nhiều nước khác trên thế giới tán thành.
Tại Việt Nam, sau khi Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời (1930), giai cấp công nhân Việt Nam đã lấy ngày l/5 hàng năm làm ngày đỉnh cao của phong trào đấu tranh chống thực dân, đế quốc, giành độc lập - tự do - dân chủ, giành những quyền lợi kinh tế - xã hội. Trong thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám, việc kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động 1/5 phần nhiều phải tổ chức bí mật bằng hình thức treo cờ, rải truyền đơn. Năm 1936, do thắng lợi của Mặt trận bình dân Pháp và Mặt trận dân chủ Đông Dương, ngày Quốc tế Lao động lần đầu tiên được tổ chức công khai tại Hà Nội, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Đặc biệt, ngày 1/5/1938, một cuộc biểu tình lớn gồm hàng chục ngàn người đã diễn ra ở khu Đấu xảo Hà Nội với sự tham gia của 25 ngành, giới: thợ hoả xa, thợ in, nông dân, phụ nữ, người cao tuổi, nhà văn, nhà báo... Đây là cuộc mit-tinh lớn nhất trong thời kỳ vận động dân chủ (1936 - 1939), một cuộc biểu dương sức mạnh đoàn kết của nhân dân lao động do Đảng lãnh đạo. Nó đánh dấu một bước trưởng thành vượt bậc về nghệ thuật tổ chức và lãnh đạo của Đảng ta./.