Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bàn về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, C.Mác đã từng dự báo đây là “một thời kỳ cải biến các mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia”[1] và bước chuyển này được C.Mác gọi là “những cơn đau đẻ kéo dài”[2] của thời kỳ lịch sử đặc biệt. Tuy nhiên, do hoàn cảnh lịch sử, C.Mác chưa thể thực hiện các ý tưởng của mình trong hiện thực. Kế thừa và phát triển quan điểm của Mác về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bằng thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực ở nước Nga và sau đó là Liên xô, V.I.Lênin khẳng định: “Thời kỳ quá độ ấy…là thời kỳ đấu tranh…giữa chủ nghĩa tư bản đã bị đánh bại nhưng chưa bị tiêu diệt hẳn, và chủ nghĩa cộng sản đã phát sinh nhưng còn rất non yếu”[3]. Vậy, “những cơ đau đẻ kéo dài” của thời kỳ lịch sử đặc biệt này được V.I.Lênin và những người bôn sê vích giải quyết ra sao trong thời kỳ đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội? Khảo sát những di sản của V.I.Lênin cho thấy, những nghiên cứu tìm tòi về con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô dưới sự lãnh đạo của V.I.Lênin có thể phân chia làm ba thời kỳ: thời kỳ củng cố chính quyền Xô viết; thời kỳ bảo vệ chính quyền Xô viết; thời kỳ thực hiện chính sách kinh tế mới. Thời kỳ củng cố chính quyền Xô viết: Từ tháng 11-1917 đến mùa Xuân năm 1918, trên cơ sở chính quyền xô viết đã thực hiện nhiệm vụ “tước đoạt của kẻ tước đoạt”, quốc hữu hóa ngân hàng và những ngành công nghiệp lớn nhờ đó mà giai cấp vô sản có thể nắm trong tay sinh mệnh và huyết mạch của nền kinh tế. Tháng 3-1918, Nga và Đức ký hòa ước, chiến tranh tạm dừng, nhờ đó mà nước Nga Xô viết có được cơ hội hoà bình chưa đầy nửa năm, V.I.Lênin đã nắm bắt cơ hội hòa bình hiếm hoi này, lập kế hoạch sơ bộ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Trong tác phẩm “Những nhiệm vụ trước mắt của chính quyền Xô viết” và “Luận về tính chất tiểu tư sản và tính chất ấu trĩ tả khuynh”, V.I.Lênin đã phác thảo kế hoạch sơ bộ của sự quá độ của nước Nga Xô viết tiến lên chủ nghĩa xã hội, đã nêu ra biện pháp và con đường thực hiện cải tạo xã hội chủ nghĩa. Thời kỳ bảo vệ chính quyền Xô viết: Việc xác lập và củng cố chính quyền Xô viết đã làm cho những kẻ thù địch nước ngoài hết sức lo sợ. Từ nửa cuối năm 1918, chủ nghĩa đế quốc đã tập hợp liên minh 14 nước, phát động cuộc can thiệp vũ trang vào nước Nga, phối hợp với lực lượng phản động trong nước do Đê ni kin và Pét lua ra cầm đầu hòng lật đổ chính quyền Xô viết. Để đảm bảo chiến thắng trên chiến trường và bảo vệ được chính quyền Xô viết non trẻ, xây dựng xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa, từ mùa hè năm 1918 đến mùa xuân năm 1921, chính quyền Xô viết dưới sự lãnh đạo của V.I.Lênin đã tiến hành thực hiện “Chính sách cộng sản thời chiến” với các biện pháp như thủ tiêu quan hệ hàng hóa - tiền tệ, trưng thu lương thực thừa và thực thi hàng loạt những biện pháp có tính chất cưỡng chế nhằm huy động toàn lực cho công cuộc bảo vệ thành quả của cách mạng vô sản. Chính sách cộng sản thời chiến là một loại chính sách có tính tạm thời trong điều kiện hết sức ngặt nghèo và cấp bách của nước Nga Xô viết trong thời kỳ nội chiến và sự can thiệp vũ trang của nước ngoài. Việc thực thi chính sách cộng sản thời chiến có một tác dụng vô cùng quan trọng đối với việc đập tan sự can thiệp vũ trang của các nước đế quốc từ bên ngoài và bè lũ phản loạn chống phá cách mạng từ bên trong, bảo vệ được chính quyền Xô viết non trẻ. Thế nhưng, dùng biện pháp mệnh lệnh trực tiếp của nhà nước vô sản để điều tiết nền sản xuất và phân phối sản phẩm trong điều kiện 80% dân số là nông dân nghèo thì đó là cách làm thoát ly thực tế kinh tế, làm triệt tiêu các động lực thúc đẩy sản xuất phát triển và gây ra những bất ổn xã hội. Thời kỳ thực hiện chính sách kinh tế mới: Sau khi chấm dứt nội chiến, năm 1921, nước Nga Xô viết bước đầu chuyển sang xây dựng và khôi phục kinh tế trong hòa bình trong điều kiện nền kinh tế bị tàn phá nặng nề, đối mặt với những nguy cơ khủng hoảng kinh tế và chính trị nghiêm trọng. Để giải quyết tình hình, tháng 3-1921, Đại hội X của Đảng Bônsêvích được triệu tập, quyết định bước chuyển từ chính sách kinh tế thời chiến sang phát triển kinh tế hàng hóa, là đặc trưng chủ yếu của chính sách kinh tế mới. Quyết định này đã thể hiện sự nhạy cảm đặc biệt của V.I.Lênin về chủ nghĩa xã hội và con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội từ một nước còn cơ bản là kinh tế tiểu nông như nước Nga, đánh dấu việc V.I.Lênin đã xác định được con đường phù hợp với nước Nga xây dựng chủ nghĩa xã hội. Việc thực thi chính sách kinh tế mới đã giúp cho nước Nga Xô viết chặn đứng nguy cơ khủng hoảng kinh tế, làm sống động lại nền kinh tế nhất là ở khu vực nông thôn với việc bãi bỏ chính sách trưng thu lương thực thừa và áp dụng chính sách thuế nông nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa, tăng cường cơ sở kinh tế xã hội chủ nghĩa, cải thiện được đời sống văn hóa vật chất của người nông dân, công nhân và người lao động nói chung. Trong giai đoạn này, cùng với sự chỉ đạo quyết liệt trong xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực, V.I.Lênin đã có những nghiên cứu rất sâu sắc, lý giải nhiều vấn đề hết sức quan trọng. Theo Lê nin, trước hết, để xây dựng chủ nghĩa xã hội thì cần phải không ngừng có sự nghiên cứu khảo nghiệm lâu dài thông qua thực tiễn. Thứ hai, cần phải coi việc phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất lao động là nhiệm vụ quan trọng ở vị trí đầu tiên. Thứ ba, trong điều kiện còn tồn tại một nền kinh tế nhiều thành phần thì phải lợi dụng kinh tế thị trường để phát triển nền kinh tế. Thứ tư, phải lợi dụng chủ nghĩa tư bản để xây dựng chủ nghĩa xã hội. V.I.Lê nin còn chỉ ra tính chất đặc biệt quan trọng của việc xây dựng một chính đảng mácxít cầm quyền, chỉ rõ tầm quan trọng của việc xây dựng một nền văn hóa và tư tưởng mới, đề xuất hàng loạt các biện pháp để tăng cường xây dựng chính quyền nhà nước và phát huy nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Nắm bắt thấu đáo tình hình trong nước, nhận thức rõ những vấn đề mới, xuất phát từ hiện thực xây dựng chủ nghĩa xã hội, tôn trọng thực tiễn sống động của hàng triệu quần chúng nhân dân, dũng cảm tìm tòi, mạnh dạn sáng tạo cái mới, vận dụng linh hoạt những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác vào điều kiện cụ thể của nước Nga, đưa ra được con đường thích hợp cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội trong tình hình cụ thể của đất nước. Đó cũng chính là những đóng góp hết sức vĩ đại của Lê nin vào lý luận xây dựng chủ nghĩa xã hội. Điều đó được thể hiện qua hàng loạt các tác phẩm hết sức quan trọng như: “Bàn về hợp tác xã”, “Thà ít mà tốt”, “Làm thế nào để cải tổ Viện kiểm sát công nông”…Thông qua những tác phẩm trên,V.I.Lênin đề xuất ra những ý tưởng mới về việc xây dựng chủ nghĩa xã hội, bao gồm: dùng hợp tác xã làm con đường dẫn dắt nông dần đi vào chủ nghĩa xã hội; phát triển nền đại công nghiệp, thực hiện công nghiệp hóa và điện khí hóa, học tập và sử dụng tất cả những gì có giá trị của chủ nghĩa tư bản, tiến hành cách mạng văn hóa, phát triển sự nghiệp văn hóa giáo dục, tiến hành cải tổ cơ cấu Nhà nước và Đảng, nỗ lực nâng cao tố chất và năng lực cán bộ, sự cần thiết phải chống chủ nghĩa quan liêu, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ sự đoàn kết trong Đảng. Dưới sự lãnh đạo của V.I.Lênin và Đảng Bôn sê vích, nước Nga và sau này là Liên xô đã bước những bước vững chắc trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực, chứng minh cho tính cách mạng, khoa học và nhân văn của học thuyết C.Mác, góp phần xây dựng nên chủ nghĩa Mác-Lê nin, cẩm nang quý giá cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên con đường cách mạng. Tóm lại, trong sự nghiệp của mình, V.I.Lênin đã để lại một tấm gương mẫu mực về sự nghiên cứu, kế thừa và vận dụng chủ nghĩa Mác vào thực tiễn cách mạng nước Nga (sau này là Liên xô) trong xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực. Những di sản mà V.I.Lênin để lại thật sự quý giá, có ý nghĩa phương pháp luận sâu sắc trên hầu hết các lĩnh vực của thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội. Việc tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu lý luận Má -Lênin, tiếp thu những bài học kinh nghiệm về xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực mà V.I.Lê nin để lại có ý nghĩa hết sức to lớn trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay./.
CN. Tô Quang Hải Trưởng khoa Lý luận cơ sở
, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật H.1995, t19, tr 47
, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật H.2005, t39, t309-310
Ngày 14-2-2013, Tổng thống Nga Vladimir Putin ký sắc lệnh “Về tổ chức kỷ niệm 20 năm Ngày Hiến pháp Liên bang Nga”. Theo sắc lệnh này, ban tổ chức, phụ trách việc chuẩn bị và tổ chức kỷ niệm Ngày Hiến pháp được thành lập cùng với danh sách các thành viên.
Trong một loạt các hoạt động nhân kỷ niệm ngày trọng đại này, sẽ có tổ chức cuộc họp trọng thể tại điện Kremlin ngày 12-12, diễn thuyết, hội thảo, các cuộc họp bàn tròn, chiêu đãi và nhiều chương trình khác tại Nga cũng như ở nước ngoài.
Lịch sử hình thành chủ nghĩa lập hiến tại Nga có cội nguồn từ nửa đầu thế kỷ XIX. Trong các dự thảo Hiến pháp đầu tiên tại Nga có thể kể đến “Chương trình cải tổ nhà nước” của M.M. Speransky (năm 1809) và “Điều lệ Hiến pháp Đế chế Nga” của N.N. Novosiltsev (năm 1818). Speransky trong bản dự thảo của mình đề xuất ý tưởng chế độ quân chủ lập hiến, được giới hạn bởi nghị viện. Hiến pháp được ông hiểu là đạo luật quốc gia “quy định các quyền cơ bản và quan hệ của tất cả các giai cấp với nhau”.
Tuy nhiên các ý tưởng cải tổ hiến pháp tại Nga thời gian đó cuối cùng không thực hiện được vì không đủ các điều kiện cả về kinh tế-xã hội cũng như chính trị. Các đạo luật của Đế chế Nga thể hiện tinh thần quân chủ chuyên chế, còn Hiến pháp sẽ dẫn đến hạn chế quyền lực Sa hoàng. Hiến pháp mà Sa hoàng-nhà cải tổ Alexandr II (người đã xóa bỏ vào năm 1861 chế độ nông nô) soạn thảo cũng không được hoàn thiện do ông bị ám sát vào năm 1881.
Hiến pháp đầu tiên của Nga ra đời vào năm 1918, sự phát triển Hiến pháp tiếp theo mang đặc trưng thay đổi bộ máy Đế chế và hình thành các nền móng của chế độ mới. Trong toàn bộ thời kỳ Xô viết, Hiến pháp đã bốn lần thay đổi. Hiến pháp năm 1918 chỉ đem lại quyền chính trị và tự do cho người lao động; Hiến pháp năm 1924 hoàn toàn không đề cập đến quyền và nghĩa vụ công dân, điều mà sau này mới có trong Hiến pháp năm 1937 (như quyền được lao động); tại Hiến pháp năm 1977 nhân dân đã trở thành chủ thể nắm giữ toàn bộ quyền lực.
Hiến pháp năm 1993 được thông qua trong các điều kiện lịch sử khó khăn, trong bối cảnh xung đột chính trị vô cùng căng thẳng. Dự thảo Hiến pháp của Xô viết tối cao hạn chế quyền lực của Tổng thống B.N.Eltsin, còn các chức năng cơ bản điều hành nhà nước sẽ chuyển cho nghị viện. Trong khi đó Văn phòng Tổng thống đã chuẩn bị một dự thảo khác, tuy nhiên cả dự thảo này của đạo luật cơ bản đã không được thông qua.
Khủng hoảng gia tăng bắt buộc Tổng thống đi đến quyết định giải tán Đại hội đại biểu nhân dân và Xô viết Tối cao. Sau sự kiện tháng 10-1993, công việc hoàn thiện dự thảo Hiến pháp Liên bang Nga được tiến hành. Nhằm mục đích này, các hội nghị lập hiến Nhà nước cũng như xã hội đã được thành lập. Tại các kỳ họp của hội nghị các điều khoản của đạo luật cơ bản đã được soạn thảo và nhất trí. Hiến pháp mới được thông qua bằng hình thức biểu quyết toàn dân ngày 12-12-1993 và có hiệu lực từ ngày công bố - 25 tháng 12 cùng năm.
Hiến pháp năm 1993 củng cố sự bền vững của các cấu trúc nhà nước và đồng thời giữ được không gian cho sự tự do bên trong cấu trúc vững chắc ấy, điều mà các Hiến pháp trước chưa có. Trong văn bản mới đã được xây dựng cơ sở pháp lý, đảm bảo sự toàn vẹn chính trị, kinh tế, xã hội quốc gia. Hiến pháp đã trở thành sự thể hiện một cách hệ thống các giá trị luật cơ bản quyết định bộ mặt mới và kế thừa lịch sử của nước Nga. Đó là các quyền và tự do của con người; thượng tôn pháp luật, công bằng và bình đẳng; quốc gia dân chủ, liên bang, pháp trị và xã hội; phân chia quyền lực, có chế độ đại nghị; nền kinh tế pháp trị.
Trong các thực tiễn mới, nhiệm vụ đặt ra trước Liên bang Nga là xây dựng nền kinh tế thị trường, xã hội mở và dân chủ. Điều này đòi hỏi sự tham gia tích cực của Nga vào tất cả các tiến trình của thế giới. Hiến pháp và sự phân giải chính xác, hiện đại và linh hoạt bao gồm cả bởi tòa án Hiến pháp được mong đợi sẽ bảo đảm cho sự hội nhập của Nga vào thế giới mở và đồng thời không cho phép làm suy yếu chủ quyền và các quyền lợi quốc gia Nga bởi các lợi ích bên ngoài và hỗn loạn trong luật pháp. Trong Hiến pháp đã trù liệu các khả năng pháp lý đầy đủ cho các trường hợp này.
Hiến pháp với nguyên tắc dân chủ cơ bản phân chia quyền lực xác định ba nhánh quyền lực nhà nước: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Cơ chế kiểm soát và đối trọng trong Hiến pháp giúp cho quyền lực nhà nước không vượt ra ngoài khuôn khổ cho phép của Hiến pháp. Nhiệm vụ của Tổng thống, người đứng đầu quốc gia và bảo đảm thực thi Hiến pháp - bảo đảm việc phối hợp và thống nhất hoạt động của các cơ quan nhà nước; đồng thời các tòa án và các cơ quan lập pháp với thẩm quyền của mình cũng có các biện pháp để bảo đảm nhiệm vụ rất quan trọng này.
Từ lúc được thông qua Hiến pháp đã có một số sửa đổi. Năm 2008, Hiến pháp có sửa đổi lớn nhất cho đến nay là tăng nhiệm kỳ của Tổng thống từ 4 lên 6 năm, còn đại biểu Đuma quốc gia từ 4 lên 5 năm. Ngoài ra, Chính phủ Nga hằng năm bắt buộc phải báo cáo trước các đại biểu Đuma quốc gia về hoạt động của mình.
Cần nhấn mạnh rằng, trong những năm gần đây, nhiều chính trị gia và các chuyên gia đề xuất xem xét lại một loạt các nguyên tắc trong Hiến pháp. Tổng thống Nga V.V Putin về vấn đề này đã nhiều lần phát biểu rằng sẽ không để xảy ra việc thay đổi đạo luật cơ bản một cách vô căn cứ. Các mục đích đã tuyên bố, giá trị và cơ chế của Hiến pháp đã chứng minh sự xác đáng của mình, giúp cho xã hội Nga vượt qua các khó khăn và bước sang con đường phát triển bền vững.