Khóa học: “Kỹ năng tham vấn tâm lý: từ lý thuyết đến thực hành – khóa 3” do Viện Tâm lý Việt - Pháp tổ chức là một khóa học được xây dựng bao gồm các kỹ năng tham vấn có thể áp dụng trong các liệu pháp tâm lý khác nhau, tập trung vào việc thu thập và xác minh thông tin, tạo dựng và xây dựng quan hệ trị liệu, thiết lập mục tiêu và chiến lược điều trị nhằm giúp thân chủ nhận diện vấn đề, cơ chế ứng phó với vấn đề và tiềm năng hóa giải vấn đề của chính mình.
Khóa học: “Kỹ năng tham vấn tâm lý: từ lý thuyết đến thực hành – khóa 3” do Viện Tâm lý Việt - Pháp tổ chức là một khóa học được xây dựng bao gồm các kỹ năng tham vấn có thể áp dụng trong các liệu pháp tâm lý khác nhau, tập trung vào việc thu thập và xác minh thông tin, tạo dựng và xây dựng quan hệ trị liệu, thiết lập mục tiêu và chiến lược điều trị nhằm giúp thân chủ nhận diện vấn đề, cơ chế ứng phó với vấn đề và tiềm năng hóa giải vấn đề của chính mình.
- Kỹ năng truyền đạt vấn đề cấp bách và cảm xúc bản thân
- Kỹ năng hệ thống hóa để khám phá, giải minh, và hành động
- Phân tích ca (Khái niệm hóa/định hướng ca)
- Thời lượng: 36 giờ (12 buổi học)
- Hình thức: Online qua Zoom. Cụ thể trong từng buổi học, người tham gia sẽ được:
+) Nghiên cứu tài liệu, thảo luận các nguyên lý, quan sát thực hành mẫu, tự thực hành nhóm 2 và nhóm 3, nhận phản hồi về việc thực hành.
+) Tự thực tập với thân chủ, báo cáo ca bằng văn bản/video/audio theo mẫu, nhận phản hồi và tư vấn ca.
Để được cấp chứng nhận hoàn thành khóa học, học viên cần đảm bảo tham dự trên 70% thời gian đào tạo trong khóa học (tương đương tối thiểu 9/12 buổi học) & hoàn thành ba (3) bài kiểm tra (đạt được tối thiểu 75% số điểm theo yêu cầu của Giảng viên) như sau:
- BÀI TRẮC NGHIỆM KIẾN THỨC (60% điểm số): gồm 80 câu trắc nghiệm khách quan, mỗi câu có 4 lựa chọn, bao gồm 40% là những tình huống thực tế diễn ra trong tham vấn và 60% là những kiến thức cốt lõi của 16 kỹ năng đã được học.
- BÀI GHI ÂM MỘT ĐOẠN THAM VẤN (20% điểm số): nộp lại một bài ghi âm từ 20-30 phút một đoạn tham vấn với thân chủ thật (đã được sự đồng ý tham vấn và ghi âm của thân chủ qua một phiếu đồng ý), trong đó học viên cần vận dụng được ít nhất 5 kỹ năng tham vấn khác nhau đã học một cách nhuần nhuyễn.
- THỰC HÀNH THAM VẤN TRỰC TIẾP (20% điểm số): thực hành tham vấn với thân chủ là AI (Artificial Intelligence) trong vòng 30 phút, trong đó học viên cần vận dụng được ít nhất 3 kỹ năng tham vấn khác nhau đã học một cách nhuần nhuyễn.
- Tiến sĩ Giáo dục, chuyên ngành Tâm lý Giáo dục tại Đại học University of Southern California.
- Chuyên gia tâm lý Học đường của học khu Long Beach: Giảng viên chương trình cao học bộ môn Tâm lý Học đường tại Đại học Chapman và Đại học bang California tại Long Beach, Hoa Kỳ.
- Chuyên gia Thực hành Tâm lý học đường Quốc tế của tổ chức International School Psychology Association (ISPA). - Nhà sáng lập và Chủ tịch Hội đồng Quản trị nhiệm kỳ 2015-2016, Liên hiệp Phát triển Tâm lý học đường – Quốc tế (Consortium to Advance School Psychology International, CASP-I.
- Đồng tác giả chương trình đào tạo Thạc sĩ Tâm lý và Tham vấn học đường tại Đại học Sư phạm Hà Nội và trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội. - Tác giả bộ sách “Dạy con trong hoang mang” – tác phẩm giành giải Sách hay năm 2018, hạng mục sách Giáo dục tại Việt Nam.
- Các ấn phẩm/ hội thảo khoa học trong nước & quốc tế:
Áp dụng Giáo lý và Thực hành Phật giáo trong Tâm lý Trị liệu tại Đại học Huế - Trường Cao đẳng Sư phạm, Huế (2014); Đại học Sư phạm Đà Nẵng (2015); Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội (2015)
(2013) Thiền chánh niệm cho sinh viên mắc chứng rối loạn trầm cảm
(2011) Phát triển tâm lý học đường tại Việt Nam, Hiệp hội tâm lý học đường quốc gia (NASP)
(2010) Xây dựng tâm lý học đường tại Việt Nam, Hiệp hội các nhà tâm lý học đường California (CASP)
(2008) Giao tiếp với Phụ huynh và Gia đình Châu Á
Học viên đăng ký, vui lòng điền thông tin tại ĐÂY.
Nếu có bất kỳ câu hỏi hay góp ý nào, vui lòng liên hệ với Viện Tâm lý Việt - Pháp (VFPI) qua hotline: 0912.012.684 (zalo) hoặc Fanpage: https://www.facebook.com/tamlyvietphap.vn
Viện Tâm lý Việt - Pháp kính mời các nhà tâm lý lâm sàng, sinh viên, học viên cao học, người quan tâm tham dự chương trình đào tạo!
Đó là chủ đề của Hội thảo khoa học Quốc gia do Viện Chiến lược và Chính sách tài chính (CL&CSTC), Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội), Khoa Tài chính - Ngân hàng (Trường Đại học Thương mại) đồng tổ chức sáng ngày 09/6/2020 tại Hà Nội, dưới sự đồng chủ trì của TS. Lê Thị Thùy Vân (Trưởng ban Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế, Viện CL&CSTC), PGS.TS. Lê Thị Kim Nhung (Trưởng khoa Tài chính - Ngân hàng, Trường Đại học Thương mại), TS. Đinh Thị Thanh Vân (Phó Trưởng khoa Tài chính - Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội).
Tham dự hội thảo có đại diện lãnh đạo của ba đơn vị chủ trì, lãnh đạo các trường đại học và giảng viên khối ngành kinh tế - tài chính, nhà khoa học và nghiên cứu viên trong và ngoài ngành Tài chính, cơ quan thông tấn báo chí.
Phát biểu khai mạc, PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Loan, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Thương mại cho biết, tài chính cá nhân là một khái niệm tương đối phổ biến tại các nước có nền kinh tế phát triển, tuy nhiên đây lại là một khái niệm còn mới tại các nước đang phát triển. Chủ đề “Tài chính cá nhân - Lý thuyết và thực hành trong bối cảnh mới” có ý nghĩa rất lớn khi toàn thế giới đang phải đối mặt với đại dịch Covid-19, đời sống của mỗi công dân bị ảnh hưởng ở nhiều cấp độ khác nhau tại các quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam. Việc trang bị những kiến thức, sự hiểu biết về tài chính cá nhân, kỹ năng quản lý tài chính cá nhân lúc này trở nên cấp thiết đối với cá nhân nói riêng và xã hội nói chung để có thể ứng phó tốt với các tình huống bất thường, đảm bảo đời sống cá nhân và gia đình, từ đó góp phần ổn định xã hội và phát triển bền vững. Do đó, Hội thảo tập trung thảo luận về một số vấn đề gồm: (1) Quản lý chi tiêu, tiết kiệm và lập kế hoạch tài chính cá nhân, đầu tư và tài sản cá nhân; quản lý tài chính gia đình (xác lập mục tiêu và tổ chức tài chính gia đình, cân bằng các nhu cầu và giải quyết xung đột về tài chính gia đình, tài chính cá nhân trong các tình huống pháp lý, tài chính cho trẻ em, tài chính cho người trẻ tuổi, tiết kiệm cho kế hoạch học tập, tài chính gia đình bền vững…; (2) An ninh tài chính cá nhân (các hành vi lừa đảo, các rủi ro và nguy cơ đe dọa tài chính cá nhân, các vấn đề về an ninh thông tin và quyền riêng tư trong quản lý, kiểm soát và minh bạch tài chính cá nhân); (3) Thực trạng và những vấn đề đặt ra về giảng dạy, phổ cập kiến thức về tài chính cá nhân trong bối cảnh mới; (4) Phát triển dịch vụ tài chính cá nhân, ứng dụng công nghệ mới trong các dịch vụ tài chính cá nhân; (5) Các hành vi tài chính cá nhân khi lựa chọn và sử dụng các công cụ tài chính trên thị trường, ứng phó với các thay đổi của môi trường, đặc biệt ứng phó với đại dịch Covid-19 hiện nay.
Tại Hội thảo, bà Đinh Thị Thanh Vân chia sẻ, hiện nay đối tượng được đào tạo bài bản về tài chính cá nhân còn ở con số khá khiêm tốn. Một bộ phận lớn dân cư tại các tỉnh thành nhỏ và các khu vực hẻo lánh khó có thể tiếp cận được các khóa học về tài chính cơ bản để có những hiểu biết cần thiết về tài chính, cũng như quản trị tài chính cá nhân. Các cá nhân, hộ gia đình ở Việt Nam còn chưa dành sự quan tâm tới quản trị tài chính cá nhân và các chương trình đào tạo về kiến thức tài chính. Các văn bản pháp quy liên quan tới các dịch vụ quản lý tài chính cá nhân vẫn chưa đầy đủ. Do đó, trong thời gian tới cần thực hiện phổ cập giáo dục tài chính cho một số tầng lớp dân cư dễ bị tổn thương, trong đó chú trọng đến giáo dục tài chính sớm cho trẻ em và giáo dục kiến thức tài chính cho người nghèo.
Đồng tình quan điểm này, ông Phạm Xuân Hòe, Viện Chiến lược Ngân hàng nhấn mạnh, thậm chí nên đưa giáo dục tài chính cá nhân ngay vào bậc mẫu giáo.
Về vấn đề bảo hiểm trong môi trường giáo dục, ông Ngô Trung Dũng, Phó Chủ tịch Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam cho biết, bảo hiểm là một trong những công cụ để bảo hiểm tài chính cá nhân. Việc mua bảo hiểm không phải là vấn đề khó đối với học sinh, sinh viên và người lao động, nhưng đa số sinh viên và người đi làm không có thói quen mua bảo hiểm nên khi rủi ro thường không có nguồn tài chính để chi trả. Việc phổ biến bảo hiểm học đường đóng vai trò hết sức quan trọng môi trường giáo dục hiện nay.
Bên cạnh đó, phát triển dịch vụ tài chính cá nhân, ứng dụng công nghệ mới trong các dịch vụ tài chính cá nhân cũng đang là xu hướng mới hiện nay. Ông Nguyễn Đức Huy, Phó Giám đốc Khối ngân hàng số, Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội cho biết, trên nền tảng internet và kỹ thuật số, nhiều ứng dụng sản phẩm hay mô hình kinh doanh trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng đã được các doanh nghiệp fintech phát triển. Việt Nam có nhiều doanh nghiệp fintech đang hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau, chủ đạo là lĩnh vực thanh toán, tiếp đến là các dịch vụ như cho vay ngang hàng, cung cấp giải pháp ngân hàng như xác thực điện tử. Các công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại ở Việt Nam đã phát triển mạnh các sản phẩm cho vay tiêu dùng truyền thống. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là các sản phẩm thuộc nhóm sản phẩm cho vay tiêu dùng số hầu như chưa được phát triển do những khó khăn về công nghệ, nhân lực.
Ngoài ra, một vấn đề mà xã hội cũng đang rất quan tâm là an ninh tài chính cá nhân, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và sự phát triển của công nghệ tài chính trên phạm vi toàn cầu. Những rủi ro trong quản lý tài chính cá nhân, các hành vi lừa đảo, những vấn đề liên quan đến xâm phạm bí mật thông tin riêng tư… có nguy cơ đe dọa tài chính cá nhân ngày càng tinh vi và phức tạp.
Trao đổi xoay quanh vấn đề này, ông Nguyễn Văn Bình, Khoa Tài chính Ngân hàng, Trường Đại học Thương mại cho biết, cùng với sự phát triển của đất nước, các vấn đề về dịch vụ xã hội cũng cần được quan tâm phát triển trước nhu cầu ngày càng cao, vì nếu không sẽ dẫn tới sự mất cân đối trong xã hội. Trong đó, bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội là hai chính sách quan trọng, là trụ cột chính của an sinh xã hội, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Để bảo hiểm y tế phát huy tốt vai trò thì việc phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm là rất quan trọng. Ông Bình đưa ra một số đề xuất, đó là cần nâng cao công tác tuyên truyền về lợi ích của bảo hiểm y tế cho đúng đối tượng, đúng thành phần, hướng đến đối tượng chính là nông dân, học sinh, sinh viên, lao động tự do; cần xây dựng một cơ cấu phí tham gia bảo hiểm y tế hợp lý; không nên cào bằng mức phí cho tất cả các đối tượng mà cần chia ra nhiều mức phí, căn cứ theo độ tuổi, tình trạng sức khỏe ban đầu, số năm đóng bảo hiểm.
Hội thảo đã nhận được nhiều ý kiến, chia sẻ thêm xoay quanh các chủ đề đã được các báo cáo viên, đại biểu tham dự đưa ra thảo luận, trao đổi. TS. Lê Thị Thùy Vân cho biết, qua hội thảo khoa học này, có nhiều đề xuất hay đã được gợi mở cho các nhà hoạch định chính sách làm căn cứ nghiên cứu và đề xuất các giải pháp chính sách nhằm đổi mới nhận thức, cũng như phát triển các mô hình tài chính cá nhân trong thời gian tới.
Trên cơ sở xác định được vai trò quan trọng của hoạt động truyền bá các kiến thức cơ bản tài chính cá nhân đối với trẻ em, tài chính cho người trẻ tuổi, tài chính gia đình bền vững, cần xây dựng chiến lược quốc gia về giáo dục tài chính, nâng tầm hiểu biết về tài chính cá nhân. Bên cạnh đó, việc phát triển dịch vụ tài chính cá nhân, ứng dụng công nghệ mới trong các dịch vụ tài chính cá nhân, các hành vi tài chính cá nhân khi ứng phó với các thay đổi của môi trường là những nội dung cần triển khai sớm trong thời gian tới.