VSTEP là bài kiểm tra đánh giá năng lực tiếng Anh do Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam phát triển và ban hành dựa trên Khung tham chiếu Châu Âu CEFR.
VSTEP là bài kiểm tra đánh giá năng lực tiếng Anh do Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam phát triển và ban hành dựa trên Khung tham chiếu Châu Âu CEFR.
Dựa theo hướng dẫn quy đổi tại Mục 4 – Quyết định 66/2008/QĐ-BGDĐT, học viên có thể tham thông tin quy đổi dưới đây:
Từ thông tin trên, có thể quy đổi tiếng anh bậc 3 tương đương:
Chứng chỉ ngoại ngữ bậc 3 nằm trong cấp độ Trung cấp theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (VSTEP). Đây là khung năng lực ngoại ngữ được xây dựng dựa theo quy định tại Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT.
Kỳ thi chứng chỉ ngoại ngữ bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam được cấp bởi các trường được Bộ GD&ĐT cấp phép.
Đăng ký lớp luyện thi chứng chỉ tiếng anh bậc 3 cấp tốc chuẩn Bộ Giáo dục – Nhận tài liệu miễn phí
Bài viết trên đã tổng hợp toàn bộ những thông tin hữu ích nhất về chứng chỉ tiếng anh bậc 3. Nếu học viên còn thắc mắc cần được giải đáp, hãy để lại thông tin để được tư vấn hỗ trợ!
Về vấn đề này, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái trả lời như sau:
Việc quy đổi chứng chỉ ngoại ngữ được quy định tại Công văn số 3755/BGĐT-GDTX ngày 3/8/2016 về việc quy đổi chứng chỉ ngoại ngữ, tin học và Công văn số 6089/BGDĐT-GDTX ngày 27/10/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phúc đáp công văn số 4453/BNV-CCVC ngày 22/10/2014 của Bộ Nội vụ.
Theo đó, trình độ ngoại ngữ của cán bộ, công chức, viên chức được quy định trong các Thông tư về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp là căn cứ vào Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (ban hành kèm theo Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/1/2014).
Trong khi chờ xây dựng và ban hành các văn bản pháp lý để tổ chức, triển khai hoạt động của hệ thống khảo thí ngoại ngữ quốc gia, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã giới thiệu 10 đơn vị được tổ chức rà soát, thi, cấp giấy chứng nhận năng lực tiếng Anh tương đương 6 bậc của Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (tại các Thông báo số 826/TB-BGDĐT ngày 5/8/2011, số 896/TB-BGDĐT ngày 24/8/2011, số 42/TB-BGDĐT ngày 11/1/2013).
Về việc xem xét mức độ tương đương của chứng chỉ tiếng Anh thực hành A, B, C ban hành theo Quyết định số 177/QĐ-TCBT ngày 30/1/1993 với Khung tham chiếu châu Âu về ngôn ngữ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Công văn số 6089/BGDĐT-GDTX ngày 27/10/2014 gửi Bộ Nội vụ.
Cụ thể, Chương trình giáo dục thường xuyên về tiếng Anh thực hành ban hành theo Quyết định số 66/2008/QĐ-BGDĐT ngày 2/12/2008 và Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam ban hành theo Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/1/2014 (khung 6 bậc) đều được xây dựng tương thích với Khung tham chiếu châu Âu (CEFR).
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thành lập Hội đồng thẩm định để xét giá trị tương đương của chứng chỉ Chương trình tiếng Anh thực hành A, B, C ban hành theo Quyết định số 177/QĐ-TCBT ngày 30/01/1993 với khung CEFR. Theo khuyến nghị của Hội đồng thẩm định, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất như sau:
- Trình độ A theo Quyết định số 177/QĐ-TCBT và trình độ A1 theo Quyết định số 66/2008/QĐ-BGDĐT tương đương bậc 1 của khung 6 bậc.
- Trình độ B theo Quyết định số 177/QĐ-TCBT và trình độ A2 theo Quyết định số 66/2008/QĐ-BGDĐT tương đương bậc 2 của khung 6 bậc,
- Trình độ C theo Quyết định số 177/QĐ-TCBT và trình độ B1 theo Quyết định số 66/2008/QĐ-BGDĐT tương đương bậc 3 của khung 6 bậc.
- Trình độ B2 theo Quyết định số 66/2008/QĐ-BGDĐT tương đương bậc 4 của khung 6 bậc.
- Trình độ C1 theo Quyết định số 66/2008/QĐ-BGDĐT tương đương bậc 5 của khung 6 bậc.
- Trình độ C2 theo Quyết định số 66/2008/QĐ-BGDĐT tương đương bậc 6 của khung 6 bậc.
Ngoài ra, các cơ sở giáo dục và đào tạo cũng có thể xem xét các chứng chỉ khác như TOEFL, IELTS hoặc TOEIC… để đánh giá năng lực tiếng Anh của cán bộ, công chức và viên chức.
Việc chấp nhận chứng chỉ/chứng nhận năng lực ngoại ngữ nào và thời hạn áp dụng của chứng chỉ/chứng nhận là do Chủ tịch UBND tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (nếu được Chủ tịch UBND tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương ủy quyền) xem xét, quyết định dựa theo yêu cầu về năng lực ngoại ngữ đối với vị trí công việc.
Đánh giá trình độ hiện tại trước khi bắt đầu ôn tập. Thực hiện các bài kiểm tra đầu vào tại các trung tâm tiếng Anh uy tín hoặc các bài test trực tuyến có thể giúp bạn xác định điểm mạnh và điểm yếu của mình.
Thực hiện kiểm tra đầu vào online miễn phí tại đây!!
Sau khi thực hiện kiểm tra đầu vào, hãy đặt ra mục tiêu cụ thể về thời gian và kỹ năng cần cải thiện. Lập kế hoạch và thiết lập một lịch học chi tiết, phân chia thời gian cho từng kỹ năng: nghe, nói, đọc và viết.
- Dành thời gian nghe các bài nghe ngắn và làm bài tập trắc nghiệm hoặc điền từ. Tập trung vào việc nắm bắt thông tin chính và chi tiết.
- Nghe nhạc, xem phim, nghe podcast hoặc tin tức tiếng Anh trong thời gian rảnh rỗi. Điều này giúp bạn quen với ngữ điệu và phát âm tự nhiên của người bản ngữ và học thêm nhiều từ vựng mới.
- Thực hành nói hàng ngày bằng cách ghi âm các bài nói của mình, sau đó nghe lại để phát hiện và sửa lỗi.
- Tìm các cộng đồng hay câu lạc bộ trên Facebook để tham gia luyện nói.
- Nên luyện đọc đa dạng các loại văn bản như báo, tạp chí hoặc sách, truyện bắt đầu từ những cuốn dễ hiểu rồi nâng dần độ khó để nắm bắt cách sử dụng ngôn ngữ trong thực tế và mở rộng vốn từ vựng
- Kỹ Năng Skimming và Scanning: Học cách đọc lướt (skimming) để nắm bắt ý chính và đọc kỹ (scanning) để tìm kiếm thông tin chi tiết.
Thường xuyên luyện tập hàng ngày
- Tham gia các diễn đàn hoặc nhóm Facebook về học tiếng Anh để viết và thảo luận với người khác.
- Học cấu trúc bài viết thư và viết luận, sử dụng các đề thi mẫu để làm quen với dạng bài thi thực tế. Nhờ giáo viên hoặc bạn bè xem và góp ý về bài viết của mình. Chú ý sửa lỗi ngữ pháp, từ vựng và cấu trúc câu.
Ngoài ra bạn có thể đăng ký tham gia khóa học luyện thi tại các trung tâm ngoại ngữ uy tín để được hướng dẫn bởi giáo viên có kinh nghiệm.
Thường xuyên thi thử và đánh giá thường xuyên làm các bài thi thử để làm quen với cấu trúc đề thi và đánh giá tiến bộ của mình. Sau mỗi lần thi thử, phân tích kết quả để xác định những phần còn yếu và tập trung cải thiện.
Với tất cả những thông tin được chia sẻ về Tiếng Anh Bậc 4 bạn nhận thấy được tầm quan trọng khi đạt được trình độ tiếng Anh bậc 4. Hãy đăng ký ngay để không bỏ lỡ cơ hội nâng cao và phát triển bản thân của mình.
VSTEP MASTER- Chuyên luyện thi VSTEP cam kết đầu ra
Website:https://vstepmaster.edu.vn/
📞 0868.169.179 (Ms Phi) - 0868.029.179 (Ms Thùy)
Tiếng anh bậc 3 là trình độ thuộc mức Trung cấp trong Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc (Vstep).
- Nghe (Listening): thời gian thi 40 phút gồm 3 phần - 35 câu hỏi trắc nghiệm
Thí sinh nghe các đoạn trao đổi ngắn, hướng dẫn, thông báo, các đoạn hội thoại và các bài nói chuyện, bài giảng, sau đó trả lời câu hỏi nhiều lựa chọn đã in sẵn trong đề thi.
- Đọc (Reading): thời gian thi 60 phút gồm 4 bài đọc - 40 câu hỏi trắc nghiệm
Thí sinh đọc 4 văn bản về các vấn đề khác nhau, độ khó của văn bản tương đương bậc 3-5 với tổng số từ dao động từ 1900-2050 từ. Thí sinh trả lời các câu hỏi nhiều lựa chọn sau mỗi bài đọc.
- Viết (Writing): thời gian thi 60 phút gồm 2 bài viết
+ Bài 1: Viết một bức thư/ thư điện tử có độ dài khoảng 120 từ. Bài 1 chiếm 1/3 tổng số điểm của bài thi Viết.
+ Bài 2: Thí sinh viết một bài luận khoảng 250 từ về một chủ đề cho sẵn, sử dụng lí do và ví dụ cụ thể để minh họa cho các lập luận. Bài 2 chiếm 2/3 tổng số điểm của bài thi Viết.
- Nói (Speaking): thời gian thi 12 phút gồm 3 phần
+ Phần 1 - Tương tác xã hội: Thí sinh trả lời 3-6 câu hỏi về 2 chủ đề khác nhau.
+ Phần 2 - Thảo luận giải pháp: Thí sinh được cung cấp một tình huống và 3 giải pháp đề xuất. Thí sinh phải đưa ra ý kiến về giải pháp tốt nhất trong 3 giải pháp được đưa ra và phản biện các giải pháp còn lại.
+ Phần 3 - Phát triển chủ đề: Thí sinh nói về một chủ đề cho sẵn, có thể sử dụng các ý được cung cấp sẵn hoặc tự phát triển ý của riêng mình. Phần 3 kết thúc với một số câu hỏi thảo luận về chủ đề trên.